Khi phát hiện ung thư - nói hay giấu người bệnh
Người thân khi phát hiện ung thư nên nói ra sự thật hay nói dối để giấu bệnh nhân? Rất nhiều người nhà của bệnh nhân trong trường hợp như vậy bị rơi vào hoàn cảnh khó xử.

Rốt cuộc thì bệnh nhân có muốn biết bệnh tình của mình hay không?
Các nghiên cứu cho thấy rằng 80% bệnh nhân muốn biết sự thật về bệnh tình của mình. Khi chẩn đoán mắc ung thư, các bác sĩ nên báo với bệnh nhân cùng với sự lựa chọn về các phương pháp điều trị. Trong khi thảo luận về bệnh, thì bệnh nhân, vợ hoặc chồng và các thành viên trong gia đình đều nên có mặt. Điều này là rất quan trọng, nếu bạn nói với bệnh nhân kết quả chẩn đoán như thế này, mà lại nói với người thân của họ một kết quả chẩn đoán khác, thì sớm hay muộn gì cũng sẽ dẫn đến sự mất lòng tin của các bệnh nhân đối với bác sỹ về phương pháp điều trị cũng như thuốc men,…những lo lắng và hiểu lầm cũng dễ xảy ra, như vậy sẽ rất ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Vậy, sau khi nói cho bệnh nhân ung thư biết về tình trạng bệnh của họ thì nên tác động về tâm lý như thế nào?
1, Điều chỉnh quan niệm sai lầm về “ung thư đồng nghĩa với cái chết”: đây chính là quan niệm tạo ra phản ứng cảm xúc tiêu cực ở bệnh nhân.
Trong xã hội y học hiện đại phát triển ngày nay, không ít những bệnh ung thư có thể được điều trị hiệu quả hoặc kéo dài sự sống rất nhiều năm, tâm lý của người bệnh có cách nghĩ như vậy có thể giảm đi thái độ tiêu cực ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
2, Đối mặt với ung thư, không bỏ lỡ mất cơ hội điều trị: chấp nhận ung thư, đồng ý tiếp nhận chỉ định của bác sỹ và điều trị, không bỏ lỡ cơ hội điều trị sớm nhất có thể, để đạt được hiệu quả tốt nhất.
3, Chuẩn bị sẵn sàng tinh thần chiến đấu lâu dài với bệnh ung thư: điều trị ung thư không chỉ phẫu thuật cắt bỏ là có thể trị khỏi, quá trình điều trị rất chậm và lâu dài, vậy nên rất cần chuẩn bị một tâm lý sẵn sàng để đấu tranh lâu dài giành lấy sinh tồn từ căn bệnh ung thư.
4, Chú ý đến các quá trình điều trị và tác dụng phụ độc hại: buồn nôn, nôn, rụng tóc…những điều này thường tạo ra đau khổ cho bệnh nhân, mà những bộ phận như mặt, ngực cũng chịu ảnh hưởng của ung thư mà biến sắc xấu đi hoặc thay đổi đặc tính…những điều này cũng có thể dẫn đến vấn đề đặc biệt về tâm lý.
5, Tham gia câu lạc bộ phòng chống ung thư: các thành viên trong câu lạc bộ cùng nhau chia sẻ và khích lệ lẫn nhau về tinh thần. Tâm sự với các bệnh nhân tại câu lạc bộ, dùng kinh nghiệm của chính mình để chia sẻ với các bệnh nhân khác, mặc dù mắc ung thư, nhưng vẫn có thể quyết định được cách sống và chất lượng sống của mình.
Nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân giữ được tâm lý và hành vi như sau thì tỷ lệ kéo dài sự sống rõ rệt hơn: 1. Luôn giữ được niềm tin và hy vọng; 2. Kịp thời thể hiện hay trút những cảm xúc tiêu cực của họ; 3. Tích cực triển khai những hoạt động vui vẻ hoặc có ý nghĩa; 4. Có thể duy trì mối quan hệ thân thiết tốt đẹp với những người xung quanh. Ngược lại, tâm lý tiêu cực sẽ nhanh chóng ảnh hưởng xấu đến diễn biến của bệnh.
Bài trước:Giảm nỗi đau quằn quại vì ung thư
- Văn phòng Hà Nội:
- Địa chỉ:Tầng 3, tòa nhà HCO,44B Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- TEL:(024)-223366660818 887777(024)-37345566
- Văn phòng Hồ Chí Minh:
- Địa chỉ:Tầng 3, tòa nhà TF, 408 Điện Biên Phủ, phường 11, quận 10, Tp.HCM.
- TEL:(028)-668822330778 645566