Hội nghị lần này tập trung hơn 800 chuyên gia và giáo sư chuyên ngành xâm lấn tối thiểu uy tín quốc tế tới từ Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, bao gồm Giáo sư Wang Jun Jie chủ nhiệm Trung tâm ung bướu bệnh viện số 3 trực thuộc Đại học Bắc Kinh, Giáo sư Wu Pei Hong chủ nhiệm ủy viên chuyên ngành điều trị xâm lấn tối thiểu ung bướu thuộc Hiệp hội chống ung thư Trung Quốc, bà Anuja Jhingran đến từ Trung tâm ung bướu Anderson (MD Anderson Cancer Center) và ông Shiro Sato - chuyên gia xâm lấn tối thiểu uy tín đến từ Nhật Bản...
Cấy hạt phóng xạ điều trị ung bướu, trước tiên phải dựa theo tính chất, kích thước và vị trí của khối u cụ thể, tính toán lượng phóng xạ cần thiết để điều trị, lựa chọn số hạt phóng xạ phù hợp, sau đó dưới sự hướng dẫn của các thiết bị chẩn đoán hình ảnh, cấy hạt Iot 125 vào trung tâm khối u hoặc khu vực bị tổ chức khối u xâm lấn, tia gamma phát ra không ngừng từ hạt phóng xạ I125 trực tiếp tiêu diệt triệt để tế bào ung thư. Giáo sư Bai Hai Shan tại Bệnh viện Ung thư St. Stamford Quảng Châu trong hơn 10 năm làm việc đã tiếp nhận điều trị cho hơn 2000 ca cấy hạt phóng xạ trên lâm sàng, tích lũy nhiều kinh nghiệm phong phú.
Kĩ thuật cấy hạt phóng xạ khuôn in 3D là bước tiến đột phát trên lâm sàng của điều trị hạt phóng xạ. Kĩ thuật này dựa theo liều lượng phóng xạ cụ thể để điều trị cho từng khối u, tiến hành thiết lập phương án điều trị thực tế, dựa theo phương án đã định để in khuôn 3D phù hợp với từng người bệnh, nhờ sự định vị của khuôn in để tiến hành cấy hạt phóng xạ Iot 125, giúp việc xác định vị trí, độ nông sâu và mật độ phân bố của hạt phóng xạ được chính xác cao độ hơn, từ đó giải quyết triệt để “điểm mù” của cấy hạt phóng xạ truyền thống dựa trên sự hướng dẫn của thiết bị chẩn đoán hình ảnh, nâng cao hiệu quả điều trị của cấy hạt phóng xạ và tiêu diệt triệt để khối u.