Chẩn đoán ung thư hậu môn
Ung thư hậu môn là do những khối u ác tính hình thành bên trong hậu môn
gây ra, thường xảy ra ở trong ống hậu môn hoặc phần da viền hậu môn.
Ung thư hậu môn giai đoạn đầu thường có tình trạng đi vệ sinh ra máu,
đau đớn, thói quen đi vệ sinh thay đổi hoặc có dị vật bất thường ở
hậu môn. Rất giống với các triệu chứng của các bệnh thường gặp như
trĩ nội, nứt hậu môn... Trên lâm sàng rất dễ chẩn đoán nhầm. Vì vậy,
khi xuất hiện những tình trạng trên cần đến ngay bệnh viện để tiến
hành kiểm tra hậu môn, nếu cần thiết thì người bệnh cần tiến hành
kiểm tra sàng lọc ung thư hậu môn.
Các phương pháp chẩn đoán ung thư hậu môn
1. Kiểm tra trực tràng hậu môn: Kiểm tra trực tràng hậu môn có
thể chia thành hai loại là kiểm tra bên ngoài hậu môn và kiểm tra bên
trong hậu môn, xuất hiện tình trạng chảy máu và u cục cần thực hiện
loại kiểm tra này.
(1) Phương pháp kiểm tra bên ngoài hậu môn là: Sau khi bác sỹ đeo
găng tay, dùng ngón trỏ kiểm tra xung quanh hậu môn xem có những khối u
cứng, sưng và đau không, có cảm giác bất ổn không. Đồng thời kiểm tra
da bên ngoài hậu môn có lỗ rò, vệt dài và hướng di chuyển hay
không.
(2) Phương pháp kiểm tra bên trong hậu môn (kiểm tra trực tràng hậu
môn) là: Sau khi bác sỹ đeo găng tay hoặc đeo găng ngón trỏ, sẽ bôi chất
nhờn vào ngón trỏ và hậu môn, rồi cho ngón trỏ vào bên trong trực
tràng để kiểm tra. Nếu như xuất hiện tình trạng đi vệ sinh ra máu, u
cục cần đến ngay bệnh viện để tiến hành kiểm tra bên trong hậu
môn.
2. Nội soi (Endoscopy): Nội soi có thể dùng để tìm các tổn thương
bên trong hậu môn và trực tràng. Khi làm một số kiểm tra, bạn có thể
nằm xuống và gập đầu gối lên phía trên ngực, hoặc bạn có thể nằm
sấp trên bàn và uốn cong người về phía trước. Nội soi bao gồm: nội
soi hậu môn và nội soi đại tràng sigma. Xuất hiện tình trạng thay đổi
thói quen đi vệ sinh có thể tiến hành loại kiểm tra này để xác định
tình trạng bệnh.
3. Sinh thiết (Biopsy) : Sinh thiết thường dùng khi kiểm tra nội soi,
nếu tồn tại khối ung thư, trong kết quả kiểm tra sẽ nói rõ loại tế
bào và phạm vi xâm lấn. Nếu như khối u nhỏ, phát triển trên bề mặt
hậu môn, trong quá trình sinh thiết bác sỹ có thể thử cắt bỏ toàn
bộ khối u.
4. Chụp X- quang ngực: Đây là bước đầu tiên trong kiểm tra ung thư
hậu môn di căn ngoài. Nếu ngực bình thường, khả năng bị ung thư hậu môn
di căn là rất ít, không cần tiến hành bước chụp chiếu hình ảnh. Nếu
như ngực bất thường, cần phải tiến hành kiểm tra chi tiết hơn.
5. Chụp CT(Computed Tomography): Chụp CT có thể kiểm tra kích thước,
vị trí và tình trạng của khối u đồng thời phát hiện hạch nổi to,
cũng có thể phát hiện sự di căn của khối u. Khi xuất hiện khối u và
hạch nổi to, có thể tiến hành loại kiểm tra này.
Chuyên gia bệnh viện Ung bướu Quảng Châu khuyến cáo: Nếu
kiểm tra phát hiện mắc bệnh ung thư hậu môn, không nên quá lo lắng, cần
đến bệnh viện để tiến hành điều trị kịp thời.